Sự khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số

I, Số hóa là gì 

Trong số hóa người ta chia ra hai hình thức số hóa là số hóa dữ liệu (Digitization)và số hóa quy trình (Digitalization). Vậy số hóa dữ liệu là gì? Số hóa quy trình là gì? 

Số hóa dữ liệu (Digitization) là quá trình chuyển đổi thông tin, dữ liệu, tài liệu từ dạng vật lý, analog sang định dạng kĩ thuật số. Ví dụ như scan giấy tờ, tài liệu dạng giấy sang lưu ở dưới dạng file PDF, lưu trong máy chủ. 

Ở trong thư viện, quá trình số hóa dữ liệu sẽ là quá trình scan sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án từ dạng vật lý sang dạng kĩ thuật số. 

THAM KHẢO: Dịch vụ số hóa tài liệu trong thư viện 

Số hóa quy trình (Digitalization) là việc sử dụng các dữ liệu, tài liệu đã được chuyển sang định dạng kỹ thuật số để cải tiến, thay đổi quy trình vận hành, các quy trình làm việc, hoạt động  kinh doanh, làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp, thư viện. 

Ví dụ: Mỗi doanh nghiệp thường có một hệ thống lưu trữ tài liệu trên nền tảng đám mây. Cán bộ, nhân viên có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập tài liệu theo phân quyền riêng. Tài liệu, hợp đồng của công ty được sắp xếp và dễ dàng quản lý hơn. Đặc biệt, số hóa quy trình giúp cán bộ, nhân viên có thể làm việc từ xa, thích nghi trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp. 

Đối với thư viện, việc số hóa quy trình là việc giúp cán bộ nhân viên quản lý được thông tin bạn đọc, quản lý giá sách. Đặc biệt là việc số hóa tài liệu để xây dựng “thư viện số” giúp phục vụ bạn đọc tại thư viện hoặc từ xa. Việc các thư viện chuyển dần sang thư viện số giúp học sinh, sinh viên chủ động hơn trong việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu. 

II, Chuyển đổi số là gì 

Chuyển đổi số (digital transformation) là sự ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số hiện đại để cải thiện mọi hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Chuyển đổi số làm thay đổi cách thức làm việc, vận hành doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, hoàn thiện tổ chức, con người,… Từ đó tạo ra những giá trị mới cho doanh nghiệp. Cung cấp cho khách hàng những giá trị và trải nghiệm tốt hơn. Đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chuyển đổi số là xu hướng nổi bật tại nước ta cũng như trên khu vực và thế giới. Chuyển đổi số được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có thư viện.  

So hoa va chuyen do trong trong thu vien

III, Số hóa khác chuyển đổi số như thế nào? 

3.1. Số hóa và chuyển đổi số có điểm gì giống nhau ? 

Số hóa và chuyển đổi số liệu có giống nhau không? Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Tuy nhiên, có nhiều người nhầm lẫn giữa số hóa và chuyển đổi số là do chúng có vài điểm giống nhau như sau:

Cả hai quá trình số hóa và chuyển đổi số đều là ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào trong doanh nghiệp. Từ đó làm thay đổi nhiều thao tác truyền thống. Cải thiện hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp. Những công nghệ được áp dụng từ đơn giản đến phức tạp như việc chuyển dữ liệu sang dạng file mềm. 

3.2. Điểm khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số

Sự khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số thể hiện ở yếu tố con người và các giá trị bền vững. 

Số hóa chỉ đơn giản là ứng dụng công nghệ để làm thay đổi các quy trình, thao tác làm việc, sử dụng các yếu tố kỹ thuật số thuần túy. Bản thân các dữ liệu không có gì thay đổi chỉ thay đổi cách thức lưu trữ chúng và dạng tài liệu. Số hóa làm thay đổi cách thức lưu trữ, thao tác làm việc. Nhưng nó không tối ưu được hoàn toàn hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp. 

Chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược lâu dài, tác động lên toàn bộ các bộ phận, quy trình của doanh nghiệp. 

Dựa trên các dữ liệu và quy trình được số hóa, chuyển đổi số làm thay đổi toàn bộ mô hình hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp.

 

Nhằm thích nghi và hội nhập quốc tế, việc số hóa và chuyển đổi số là công việc mà các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cần lưu ý và triển khai sớm. 

Chia sẻ