Có nên sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong thư viện?

I, Phần mềm mã nguồn mở là gì?

Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố rộng rãi và có một giấy phép sử dụng đi kèm. Phần mềm cho phép bất cứ ai cũng có thể sử dụng, nghiên cứu, thay đổi cải tiến phần mềm và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.

Phần mềm mã nguồn mở cung cấp miễn phí cho người sử dụng. Trong một số trường hợp, nhà cung cấp phần mềm mã nguồn mở có quyền yêu cầu người sử dụng trả một số chi phí về các dịch vụ huấn luyện, bảo hành, nâng cấp, tư vấn... Tức là những dịch vụ triển khai cho người sử dụng, nhưng không được bán phần mềm nguồn mở vì nó được coi là sản phẩm trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của bất cứ ai

II, Phần mềm mã nguồn mở khác gì với phần mềm thương mại? 

Cùng điểm qua một số điểm khác nhau giữ phần mềm mã nguồn mở và phần mềm thương mại như sau: 

 

Tiêu chí 

Phần mềm mã nguồn mở 

Phần mềm thương mại 

Giá thành

Miễn phí truy cập và sử dụng

Chi phí thay đổi theo từng loại phần mềm và quy mô triển khai của đơn vị 

Quyền tùy chỉnh

Có thể tùy chỉnh theo từng đơn vị nhưng phụ thuộc vào giấy phép của mã nguồn mở 

Mọi yêu cầu chỉnh sửa đều phải gửi đến nhà cung cấp phần mềm bao gồm: sửa lỗi, tính năng và cải tiến 

Trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng thường không cao bằng phần mềm thương mại. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng loại hình, dự án cung cấp sẽ khác nhau. 

Thân thiện với người dùng. Trải nghiệm với nhiều tính năng nâng cao đã được nghiên cứu kĩ trước khi sử dụng

Bảo mật 

Mã nguồn được mở để mọi người có thể nghiên cứu và phát triển giúp giảm thiểu nguy cơ tồn tại các lỗi khác nhau. 

Mã nguồn được đóng nên việc phát hiện lỗi có những giới hạn nhất định và  nhà phát triển có trách nhiệm khắc phục các rủi ro bảo mật.

Mức độ phổ biến 

Phần mềm mã nguồn mở đang phổ biến trên thị trường 

Một số phần mềm mã nguồn mở dành cho thư viện hiện nay đang đứng đầu như: Phần mềm thư viện số Dspace, Phần mềm thư viện Koha

Phần mềm thương mại tại Việt Nam hiện đang phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưu bán hàng, CRM…

 

Sự tham gia của cộng đồng

Nhận được nhiều sự đóng góp từ cộng đồng tham gia phát triển 

Gói gọn trong một đội nghiên cứu hoặc 1 công ty

Phát triển tính năng mới 

Người dùng có thể cải tiến hoặc phát triển những tính năng mới (nếu cần) 

Chủ sở hữu phần mềm chịu trách nhiệm phát triển tính năng 

III, Một số phần mềm mã nguồn mở đang được ứng dụng trong thư viện? 

Hiện nay, do điều kiện và quy mô của các thư viện. Việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở đang được ưu tiên và phù hợp với hoạt động của thư viện.

Một số  phần mềm mã nguồn mở sử dụng trong thư viện hiện nay. 

3.1. Phần mềm Greenstone

Phần mềm Greenstone có tên đầy đủ là Greenstone Digital Library (GSDL) là phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ việc xây dựng và phân phối các bộ sưu tập số của thư viện trên Internet hoặc trên CD-ROM. 

Phiên bản của phần mềm Greenstone đầu tiên phát hành vào tháng 8/2000.

Phần mềm Greenstone là kết quả của dự án thư viện số tại trường đại học Waikato, New Zealand (New Zealand Digital Library Project) với sự hợp tác của hai tổ chức UNESCO và Human Info NGO.

Mục đích của phần mềm Greenstone là trao quyền cho người sử dụng, đặc biệt là thư viện các trường đại học để xây dựng thư viện số cho riêng mình và chia sẻ nguồn lực thông tin trong cộng đồng.

Greenstone sử dụng công cụ giao diện thủ thư  (Greenstone Librarian Interface - GLI) để xây dựng các bộ sưu tập số. Việc duyệt xem thông tin và tìm tin được thực hiện trên một giao diện riêng, thống nhất cho tất cả các bộ sưu tập. Giao diện này được cung cấp bởi chương trình Greestone Server.

3.2. Phần mềm mã nguồn mở Dspace 

Phần mềm thư viện số Dspace là phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ giải pháp xây dựng và phân phối các bộ sưu tập số trên Internet. 

Phần mềm mã nguồn mở Dspace do Thư viện của Học viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology Libraries - MIT Libraries) và phòng thí nghiệm của Hewlett-Packard (HP Labs) phát triển. Phiên bản DSpace đầu tiên phát hành vào tháng 11/2002, với chức năng ban đầu là đáp ứng yêu cầu quản lý các kết quả nghiên cứu, các tài liệu giảng dạy và học tập đã số hoá của MIT.

DSpace vận hành tốt trong môi trường Internet với giao diện web, sử dụng trình duyệt Internet Explorer hoặc FireFox, có thể được cài đặt và hoạt động trên một trong số các hệ điều hành phổ biến như Linux, Unix, Mac OSX hay Windows.

Xem thêm: Tính năng của phần mềm thư viện số Dspace

3.3. Hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha

Phần mềm mã nguồn mở Dspace và Greenstone là những phần mềm quản lý tài liệu số nổi tiếng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu để quản lý và khai thác các CSDL thư mục, thực hiện tìm tin trên OPAC và thực hiện các khâu quản lý và vận hành như viện như: quản lý bạn đọc, quản lý mượn trả tài liệu, quản lý công tác bổ sung… thì bắt buộc thư viện cần phải sử dụng phần mềm quản trị thưviện tích hợp. 

Phần mềm mã nguồn mở Koha là phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở, được phát triển bởi Katipo Communications ở New Zealand. Vào tháng 1/2000, lần đầu tiên Koha triển khai tại thư viện Horowwhenua Trust. 

Phần mềm Koha được quản lý bởi hệ quản trị CSDL MySQL. Phần mềm Koha được vận hành trên giao diện web ở nhiều hệ điều hành khác nhau như: Linux, Unix, Mac OSX hay Windows và đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chuẩn quốc tế dành cho thư viện 

Xem thêm: Tính năng của hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha 

IV.  Có nên sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong thư viện không? 

Với sự phát triển và phổ biến của phần mềm mã nguồn mở trong thư viện tại Việt Nam. Một số ưu, nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở mà thư viện cần chú ý!

4.1. Ưu điểm của phần mềm mã nguồn mở 

  • Phần mềm mã nguồn mở là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, nếu đơn vị không tự triển khai được sẽ mất thêm chi phí triển khai từ các đơn vị khác. 

  • Khả năng linh hoạt cao trong việc kiểm tra và xây dựng thêm tính năng để phù hợp với nhu cầu từng đơn vị. 

  • Tính ổn định cao, có thể sử dụng lâu dài cho các thư viện 

  • Khả năng linh hoạt cao theo nhu cầu của từng đơn vị 

  • Liên tục được sửa đổi, hoàn thiện và cải tiến bởi cộng đồng tham gia phát triển. 

4.2. Nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở 

  • Phần mềm mã nguồn mở khó sử dụng và thiết lập. Một số phần mềm thư viện vẫn chưa thân thiện với người dùng. 

  • Phần mềm mã nguồn mở dễ đặt ra các vấn đề về trách nhiệm pháp lý bởi phần mềm mã nguồn mở không có bất kỳ bảo hành, trách nhiệm pháp lý hoặc vi phạm nào. 

III, Thuê dịch vụ triển khai phần mềm mã nguồn mở cho thư viện ở đâu?

Hiện nay, IDT Vietnam đang nhận thực hiện triển khai phần mềm thư viện số Dspace, hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha trên toàn quốc 

Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ triển khai mã nguồn mở tại IDT 

  • IDT Vietnam là đơn vị có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thư viện - Lưu trữ - Số hóa 

  • Có đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo bài bản từ các chuyên gia hàng đầu thế giới. 

  • Có kinh nghiệm trong việc triển khai nhiều hệ thống phần mềm trên cả nước.

  • Đặc biệt, IDT Vietnam sẽ hộ trợ quý khách hàng triển khai thêm các tính năng hoặc sửa lỗi trong quá trình vận hành hệ thống phần mềm trong các thư viện

  • Chi phí hợp lý, rẻ nhất thị trường

 

Mọi thắc mắc về dịch vụ xin liên hệ:

Công ty Cổ Phần Thông tin và Công nghệ số IDT Vietnam 

Email: sales@idtvietnam.vn 

Hotline: 024 6326 61898

 

 

Chia sẻ