HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ (EMR) - BƯỚC TIẾN CHO NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM
Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) chính là bước tiến hiện đại hoá cho ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời cũng đem lại hiệu quả cao cho hệ thống y bác sĩ.
Khái niệm về hồ sơ bệnh án điện tử (EMR)
Hồ sơ bệnh án điện tử (EMR - Electronic Medical Record) là hệ thống lưu trữ thông tin y tế của bệnh nhân dưới dạng điện tử, thay thế hoàn toàn hồ sơ bệnh án giấy truyền thống. Đây là bước chuyển đổi quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa ngành y tế, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tối ưu hóa công tác quản lý bệnh viện.
Theo Thông tư Số: 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành 28/12/2018 thì hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) bao gồm:
- Hồ sơ bệnh án nội trú.
- Hồ sơ bệnh án ngoại trú.
- Các loại hồ sơ bệnh án khác theo quy định của Bộ Y tế.
Hồ sơ bệnh án điện tử phải đảm bảo ghi nhận đầy đủ các thông tin hành chính, quá trình khám chữa bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, diễn biến bệnh và kết quả điều trị, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo mật, toàn vẹn và khả năng chia sẻ dữ liệu y tế liên thông giữa các cơ sở.
Lợi ích của việc triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử (EMR)
Việc áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) trong hệ thống khám chữa bệnh hiện đại mang đến những lợi ích to lớn và lâu dài cho cơ sở y tế, đội ngũ nhân viên y tế, cũng như người bệnh. EMR không chỉ đơn thuần thay thế hồ sơ giấy mà còn tái định hình toàn bộ quy trình chăm sóc sức khỏe, gia tăng hiệu quả, độ chính xác và khả năng phối hợp liên ngành. Cụ thể:
Dễ dàng truy cập và chia sẻ thông tin y tế
EMR cho phép việc truy cập, cập nhật và chia sẻ thông tin bệnh nhân giữa các chuyên khoa, phòng ban và thậm chí giữa các cơ sở y tế khác nhau một cách nhanh chóng và an toàn.
- Tăng cường khả năng phối hợp điều trị liên khoa: Các bác sĩ chuyên khoa có thể dễ dàng theo dõi tổng thể hồ sơ bệnh nhân, từ tiền sử bệnh, quá trình điều trị, kết quả cận lâm sàng cho đến hình ảnh y học. Điều này giúp họ phối hợp chặt chẽ trong các ca bệnh phức tạp, đảm bảo quyết định điều trị chính xác hơn.
- Rút ngắn thời gian trong cấp cứu và chuyển viện: Khi bệnh nhân chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên tuyến trên, toàn bộ dữ liệu được chuyển giao điện tử, loại bỏ tình trạng chậm trễ do việc thu thập hồ sơ giấy. Trong cấp cứu, việc truy cập tức thời tiền sử bệnh và dị ứng thuốc có thể cứu sống bệnh nhân trong những phút giây quyết định.
- Hỗ trợ tư vấn y tế từ xa: Với EMR, các bác sĩ chuyên gia từ xa có thể truy cập đầy đủ dữ liệu bệnh án để đưa ra tư vấn, hỗ trợ điều trị kịp thời, mở rộng khả năng tiếp cận y tế chất lượng cao cho bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa.
Quản lý thông tin chính xác, đồng bộ và bảo mật
Một trong những ưu điểm nổi bật của EMR là khả năng quản lý dữ liệu bệnh nhân tập trung, khoa học và an toàn:
- Giảm thiểu rủi ro mất mát, sai sót hồ sơ: Khác với bệnh án giấy dễ bị thất lạc, rách hỏng, EMR đảm bảo lưu trữ dữ liệu lâu dài, với khả năng sao lưu định kỳ và truy xuất dễ dàng.
- Tăng cường bảo mật thông tin y tế: EMR áp dụng các chuẩn mã hóa và phân quyền truy cập nghiêm ngặt, cho phép kiểm soát và giám sát hoạt động truy cập dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư của bệnh nhân.
- Tra cứu tức thời, mọi lúc mọi nơi: Bác sĩ và nhân viên y tế được ủy quyền có thể nhanh chóng truy cập hồ sơ bệnh án từ nhiều thiết bị trong mạng nội bộ bệnh viện hoặc qua các nền tảng bảo mật từ xa, nâng cao hiệu suất công việc và khả năng chăm sóc bệnh nhân liên tục.
Hỗ trợ thống kê, phân tích dữ liệu y tế chuyên sâu
EMR tạo ra một cơ sở dữ liệu y tế quy mô lớn (Big Data), mang đến giá trị vượt trội trong việc thống kê, phân tích và hoạch định chính sách:
- Phân tích dịch tễ học và quản lý bệnh tật: Các bệnh viện có thể dễ dàng theo dõi xu hướng bệnh lý, tỷ lệ mắc bệnh theo mùa, theo khu vực, từ đó chủ động lên kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
- Đánh giá hiệu quả điều trị: EMR cho phép thống kê tỉ lệ thành công của từng phương pháp điều trị, so sánh kết quả lâm sàng giữa các nhóm bệnh nhân, giúp bệnh viện liên tục tối ưu hóa phác đồ điều trị.
- Cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu khoa học: Các tổ chức nghiên cứu, trường đại học y khoa có thể sử dụng dữ liệu từ EMR để tiến hành các nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn, giảm thiểu chi phí và thời gian thu thập mẫu dữ liệu.
Cải thiện hiệu quả công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân
Việc tích hợp đa dạng các nguồn thông tin trong EMR giúp nâng cao đáng kể chất lượng chăm sóc y tế:
- Quyết định lâm sàng nhanh chóng và chính xác hơn: Khi có đầy đủ dữ liệu xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, lịch sử đơn thuốc... trong tầm tay, bác sĩ có thể đưa ra quyết định điều trị tối ưu, giảm thiểu sai sót y khoa.
- Tiến tới y tế cá thể hóa: Phân tích dữ liệu lịch sử trong EMR cho phép các bác sĩ xây dựng kế hoạch điều trị cá nhân hóa, phù hợp với đặc điểm di truyền, thể trạng và tiền sử bệnh riêng của từng bệnh nhân, tối ưu hiệu quả điều trị.
Thực trạng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) tại các các cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam
Mặc dù việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) tại các cơ sở y tế Việt Nam đang có bước phát triển, nhưng vẫn còn tồn tại một số thách thức cần được giải quyết.
- Hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế: Nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện tuyến dưới, vẫn chưa có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh để triển khai hiệu quả hệ thống EMR. Hệ thống máy tính, mạng nội bộ, và các thiết bị lưu trữ dữ liệu vẫn chưa được đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống.
- Chi phí đầu tư cao: Việc triển khai EMR đòi hỏi đầu tư lớn về cả phần mềm và phần cứng, cũng như chi phí đào tạo nhân viên. Điều này khiến nhiều cơ sở y tế gặp khó khăn trong việc triển khai đồng bộ hồ sơ bệnh án điện tử.
- Nguồn nhân lực chưa đủ chuyên môn: Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế tại nhiều cơ sở y tế chưa quen với việc sử dụng công nghệ, vì vậy việc chuyển đổi từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử gặp phải nhiều khó khăn. Việc đào tạo và nâng cao trình độ công nghệ cho nhân viên y tế là một thách thức lớn.
- Vấn đề bảo mật dữ liệu: Mặc dù công nghệ bảo mật ngày càng phát triển, nhưng việc bảo mật dữ liệu y tế nhạy cảm vẫn là một vấn đề quan trọng. Các cơ sở y tế cần đảm bảo hệ thống EMR được bảo mật, tránh bị tấn công mạng hoặc rò rỉ thông tin.
Cách thức tạo lập hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) hiệu quả
Để tạo lập hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) một cách hiệu quả, các cơ sở y tế nên sử dụng các phương pháp sau:
Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin
- Đầu tư vào các hệ thống phần mềm quản lý bệnh án điện tử, bảo mật và đồng bộ hóa các hệ thống máy tính, thiết bị lưu trữ dữ liệu.
- Thiết lập mạng nội bộ ổn định và hệ thống sao lưu dữ liệu an toàn.
Sử dụng thiết bị scan/chụp để số hóa hồ sơ bệnh án giấy
Với các hồ sơ bệnh án giấy đang được lưu trữ trong kho của bệnh viện cần được số hóa và chuyển sang dạng hồ sơ bệnh án điện tử và các tài liệu có chữ ký tươi của bệnh nhân/người nhà bệnh nhân cần phải được số hóa để đính kèm với hồ sơ bệnh án điện tử có sẵn thì một trong những phương án hiệu quả nhất đó là sử dụng thiết bị scan (thiết bị chụp) hồ sơ dạng quét từ trên cao khổ A4,A3 để xử lý. Hiện nay có một số thiết bị trên thị trường có thể kể đến đặc biệt các dòng máy quét (chụp) hồ sơ bệnh án/ máy chụp tài liệu y tế của hãng Czur/Trung Quốc đang được các bệnh viện/cơ sở khám chữa bệnh sử dụng rộng rãi như:
- Sử dụng Czur Lens 1200 Pro: Đây là giải pháp lý tưởng cho việc số hóa các tài liệu có chữ ký tươi đính kèm với HSBA tại các khoa/phòng: giấy cam kết, giấy cam đoan, phiếu công khai thuốc đầu giường, bản cam kết phẫu thuật, thủ thuật phiếu điện tim,...
Tốc độ quét và xử lý nhanh: Đáp ứng nhu cầu scan khối lượng lớn tài liệu hàng ngày mà không làm gián đoạn hoạt động hành chính và chăm sóc bệnh nhân.
Tích hợp dễ dàng với phần mềm EMR: Dễ dàng thao tác quét/chụp trực tiếp trên giao diện phần mềm của bệnh viện, quản lý và tra cứu hồ sơ.
Quét đẩy đủ 100% nội dung của các tài liệu đảm bảo các bản scan vẫn đáp ứng đầy đủ các giá trị pháp lý, phù hợp cho việc lưu trữ lâu dài và đối chiếu khi cần thiết.
Thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng: Phù hợp đặt tại các bàn/quầy của các khoa/phòng tại bệnh viện, linh động di chuyển phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Sử dụng Czur ET Series (ET18 PRO, ET24 PRO): Dòng máy scan A3 dành cho scan các quyển hồ sơ bệnh án giấy trong kho lưu trữ, giúp chuyển đổi các hồ sơ cũ sang dạng điện tử dễ dàng.
Tốc độ scan siêu nhanh: Chỉ khoảng 1,5 giây/trang, giúp xử lý khối lượng hồ sơ lớn trong thời gian ngắn.
Tích hợp dễ dàng với phần mềm EMR: Dễ dàng thao tác quét/chụp trực tiếp trên giao diện phần mềm của bệnh viện, quản lý và tra cứu hồ sơ.
Công nghệ quét overhead scanner (chụp từ trên cao) A3 dễ dàng quét cả quyển HSBA mà không cần phải tháo gáy, tránh tác động vật lý, làm hỏng hồ sơ gốc.
Chỉnh sửa hình ảnh thông minh: Tự động làm phẳng hồ sơ; tự động cắt viền, chia trang thông minh,...
Chất lượng hình ảnh cao: độ phân giải Camera từ 18MP đến 24MP, giúp dễ dàng quét chụp toàn bộ thông tin của các HSBA cũ.
Thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng: Phù hợp đặt trong kho lưu trữ chật hẹp hoặc triển khai tại nhiều đơn vị.
Đào tạo nhân viên và triển khai hệ thống
- Đào tạo đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế sử dụng thành thạo hệ thống EMR.
- Triển khai thử nghiệm hệ thống ở các khoa phòng để kiểm tra hiệu quả trước khi đưa vào sử dụng toàn diện.
Một số dự án tiêu biểu
Công ty TNHH Giải pháp số và Công nghệ thông tin (DIGIIT) là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp số hóa hồ sơ bệnh án toàn diện dành cho các bệnh viện/cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, DIGIIT tự hào là đối tác tin cậy của nhiều bệnh viện tại Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số lĩnh vực y tế. Nhiều bệnh viện lớn tại Việt Nam đang sử dụng các thiết bị scan (chụp) hồ sơ bệnh án phục vụ cho việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thành công như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Quân Y 7, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Bắc Thăng Long,...
Việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) tại Việt Nam là bước đi tất yếu để hiện đại hóa hệ thống y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân và xây dựng nền y tế số trong tương lai. Dù còn nhiều thách thức, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của Nhà nước, ngành y tế và cộng đồng doanh nghiệp công nghệ, Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực hóa mục tiêu phổ cập EMR vào năm 2030. Hồ sơ bệnh án điện tử EMR chính là chìa khóa mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành y tế Việt Nam: thông minh hơn, nhân văn hơn và bền vững hơn.