Vấn đề bảo vệ bản quyền trong số hoá tài liệu

Với sự phát triển mạnh mẽ của tài liệu số dễ dàng chia sẻ và truy cập, vấn đề xâm phạm bản quyền và bảo vệ bản quyền trong số hóa tài liệu lại càng cần được chú trọng hơn.

Để số hóa tài liệu, đầu tiên cần tiến hành thu thập và phân loại tài liệu. Việc thu thập và phân loại này không phải là hành vi sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan. Tuy nhiên mục đích của nó là nhằm tiến hành số hoá tài liệu. Đây có thể là các hành vi sử dụng quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Vậy đối tượng nào thì được bảo vệ bản quyền trong số hóa tài liệu?

Muốn quá trình số hoá hợp pháp, việc xác định tài liệu dự kiến số hoá có phải là đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật hay không rất quan trọng.

1. Đối tượng bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan

Tài liệu được số hóa có thể tồn tại dưới các hình thức truyền thống hoặc cũng có thể ở dạng số. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, đối tượng của quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và đối tượng của quyền liên quan bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá (Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ).

                                                  

Vấn đề bảo vệ bản quyền

Vấn đề bảo vệ bản quyền trong số hoá tài liệu – Ảnh PLV

 

Còn theo quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. Như vậy, chỉ khi tài liệu ban đầu của quá trình số hóa chứa đựng sản phẩm mang tính sáng tạo của con người và đã được định hình mới là đối tượng bảo vệ bản quyền trong số hóa tài liệu.

2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan

Tác giả được bảo vệ quyền trong số hóa tài liệu là người sáng tạo ra tác phẩm hoặc là người được tác giả chuyển nhượng quyền.

 

Ví dụ: Thư viện là chủ sở hữu đối với các cuốn sách cụ thể được lưu trữ trong quầy của thư viện, tác giả viết các cuốn sách hay các tổ chức, cá nhân được tác giả chuyển nhượng quyền mới là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các cuốn sách đó.

 

Việc xác định rõ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan góp phần thúc đẩy nhanh kế hoạch xin cấp phép sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan để nhanh chóng triển khai số hóa.

 

Do đó, đối với các tài liệu đã được bảo hộ bản quyền trước khi sử dụng để số hóa, cần xin phép và thực hiện nghĩa vụ trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận để thực hiện việc bảo vệ bản quyền trong số hóa tài liệu tốt nhất.

 

Nguồn: Dangkybanquyen.net

 

Chia sẻ