TRIỂN KHAI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ SỐ HÓA TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

Viện Nghiên cứu Hán Nôm là một cơ quan duy nhất ở Việt Nam vừa là Trung tâm bảo tồn các nguyên bản chữ Hán và chữ Nôm, vừa là Trung tâm khai thác các tư liệu chữ Hán và chữ Nôm. Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có vốn tài liệu rất đa dạng và phong phú về mặt chủng loại. Vốn tài liệu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện có, được hình thành từ 2 nguồn chính: 1) Mua trực tiếp của nhà nước, mua lại của các thư viện tư nhân, qua con đường trao đổi, biếu tặng; 2) Tiếp nhận nguồn tài liệu Hán Nôm của Trường Viễn Đông bác cổ để lại, do Viện Thông tin KHXH chuyển giao vào năm 1980. Hiện tại vốn tài liệu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm bao gồm:

  • Tài liệu tra cứu, tham khảo (gồm tiếng Việt và các ngôn ngữ khác): 17.000 đơn vị sách, bản đồ và trên 7.000 đơn vị tạp chí các loại.
  • Tài liệu Hán Nôm bao gồm: Kho sách tổng hợp có khoảng 20.000 đơn vị; Kho thác bản văn khắc có trên 48.000 đơn vị; Kho ván khắc in cổ khoảng 20.000 đơn vị.

Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang từng bước chuyển từ phục vụ thủ công sang tự động hoá các hoạt động của thư viện. Thư viện đang xây dựng các CSDL để quản lý vốn thông tin khoa học nội sinh, như: HPCD (quản lý các tư liệu điều tra điền dã của cán bộ trong Viện trong nhiều năm qua) và LALV (quản lý luận án, luận văn) và TDTH (giúp tra cứu về tên tự, tên hiệu của các nhân vật lịch sử và các tác gia Hán Nôm).

Hơn nữa với rất nhiều tài liệu đặc thù bao gồm bản đồ, tranh ảnh, văn bản khắc, tài liệu Hán Nôm (trên giấy dó). Thêm vào đó tuổi đời của đa số các tài liệu đã rất lâu (lên đến vài trăm năm), việc số hóa chuyển dạng cho những tài liệu trên là không hề đơn giản, yêu cầu các thiết bị và phần mềm chuyên dụng, cùng với các chuyên gia có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản trong các lĩnh vực này. Vì các lý do như vậy, thiết bị số hóa CZUR ET16 Plus được IDT phân phối độc quyền tại Việt Nam đã được lựa chọn.

Ngày 03/07/2018, các kỹ thuật viên công ty IDT Vietnam đã giới thiệu tổng quan về thiết bị và hướng dẫn sử dụng phần mềm, quy trình lắp đặt, cách thức vận hành, bảo trì từng thiết bị với sự tham gia của ban lãnh đạo cùng hơn 50 cán bộ của Viện.

Sau khi được hướng dẫn các cán bộ của Viện đã sử dụng thiết bị thành thạo. Scanner ET16 Plus đã hoàn toàn chinh phục được các tài liệu cổ, khó xử lý nhờ các thao tác đơn giản, nhanh chóng và nhận được sự tin tưởng từ các cán bộ của Viện.

Như vậy, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã và đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trong điều kiện và hoàn cảnh mới.

Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu trong buổi triển khai:

11111

 

Chia sẻ