Tổng quan tình hình lưu trữ tư liệu Khí tượng thủy văn
Kho Tư liệu khí tượng thuỷ văn (KTTV) lưu trữ quản lý và bảo quản tư liệu, số liệu chuyên ngành KTTV được thu thập từ các trạm đo, điểm đo đã và đang hoạt động thuộc mạng lưới trạm KTTV trên toàn quốc. Là cơ sở dữ liệu của ngành KTTV và là tài sản quý giá của đất nước.
Kho Tư liệu KTTV có đủ năng lực thông tin chuyên ngành đáp ứng nhu cầu sử dụng số liệu KTTV cho công tác nghiên cứu khoa học, phục các công trình thuỷ điện, xây dựng sân bay, cầu cảng, cầu đường và các công trình phúc lợi khác góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Tình hình tài liệu khí tượng thủy văn
Tài liệu được bảo quản trong cặp giả da (trọng lượng 5-6 kg/1 cặp) xấp xỉ 15.000 cặp tương đương với 3.000 giá, gần 600 tài liệu đóng bằng bìa các tông cứng chưa đưa vào cặp.
Các chủng loại tài liệu hiện có trong kho bao gồm số liệu lưu giữ cuối thế kỷ XVIII cho đến nay và liên tục bổ sung mới hàng năm.
Chủng loại tài liệu từ năm 1956 đến nay được lưu trữ trong kho luôn tồn tại hai bản (bản chính và bản thứ cấp): Bản chính bao gồm các loại sổ gốc, giản đồ các loại và bản thứ cấp bao gồm: Báo cáo (BKT các loại), tài liệu chỉnh biên (CB các loại) của các bộ môn chuyên ngành KTTV. Số liệu được chỉnh lý chỉnh biên theo đúng quy trình Quy phạm, sai số nằm trong phạm vi cho phép của Quy phạm, sử dụng rất tốt.
Các chủng loại tài liệu khí tượng thuỷ văn
1. Tài liệu khí tượng bề mặt
Từ năm 1880-1930 có 52 trạm, năm 1930-1955 có 211 trạm (tài liệu thời kỳ này mang tính chất lịch sử chứng minh quá trình phát triển của ngành KTTV và chủ quyền lãnh thổ của nước nhà).
Từ năm 1956 đến nay có 250 trạm, khối lượng tài liệu này được quan trắc theo quy phạm thống nhất, thời gian đo liên tục, vì vậy tần suất sử dụng trong thời kỳ này rất lớn. Các yếu tố khí tượng thường xuyên được khai thác như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, mưa, nắng, gió, bốc hơi và các hiện tượng thời tiết .v.v…
2. Tài liệu bức xạ
Chủng loại tài liệu này có từ năm 1955 đến nay có khoảng 20-22 trạm, khối lượng ít, tần suất sử dụng không cao, yếu tố được khai thác chủ yếu là tổng xạ, cường độ bức xạ, tán xạ v.v…
3. Tài liệu khí tượng Cao không
Khối lượng tài liệu bao gồm các loại vô tuyến thám không, ra đa thời tiết, tổng lượng ôzôn, bức xạ cực tím. Có số trạm không nhiều chủ yếu là các trạm đặc trưng cho vùng, miền khí hậu (trên dưới 20 trạm)
Thời gian có số liệu từ năm 1955 đến nay, đối tượng sử dụng chủ yếu là phòng không không quân và phục vụ nghiên cứu các hiện tượng khí tượng ở trên cao.
4. Tài liệu khí tượng Nông nghiệp
Khối lượng tài liệu có từ năm 1955 đến nay có khoảng 27 trạm , đối tượng sử dụng tài liệu này chủ yếu là các viện nghiên cứu cây trồng và sinh viên trường đại học nông nghiệp.
5. Tài liệu Hải văn
Khối lượng tài liệu có từ năm 1955 đến nay có khoảng 26 trạm trong đó có trạm có thời gian hoạt động tương đối dài như trạm Hòn Dấu (từ năm 1902 đến nay).
Tần suất khai thác số liệu của loại tài liệu này rất lớn, các yếu tố đo đạc đều được khai thác đều (Sóng hướng và độ cao sóng, mực nước, nhiệt độ nước biển, độ mặn nước biển, trạng thái mặt biển v.v...).
6. Tài liệu kiểm soát môi trường
Khối lượng tài liệu trước năm 1997 có thời gian gián đoạn, từ năm 1997 tới nay mạng lưới trạm được khôi phục (có khoảng 68 trạm ) và hoạt động tương đối đều. Với loại tài liệu này yếu tố độ mặn và hoá nước bụi lắng thường xuyên được quan tâm, phục vụ nghiên cứu tác động của môi trường tới sinh hoạt của cộng đồng.
7. Tài liệu thuỷ văn
Từ năm 1902-1954 có 224 trạm, từ năm 1955 đến nay có 236 trạm trong đó có 128 trạm vùng không ảnh hưởng thuỷ triều và 108 trạm vùng ảnh hưởng thuỷ triều. Tài liệu trong thời gian từ 1955 đến nay các trạm đo liên tục vì vậy tần suất sử dụng trong thời kỳ này rất lớn. Các yếu tố thuỷ văn thường xuyên được khai thác như: mực nước, lưu lượng nước, độ đục, lưu lượng chất lơ lửng thực đo, nhiệt độ nước và trích lũ v.v…
8. Tài liệu đo mưa
Khối lượng tài liệu của các điểm đo mưa có 1800 điểm đo bình quân 10-15 năm số liệu/trên điểm đo. Loại tài liệu này có tần suất sử dụng là lớn nhất.
Ngoài 8 chủng loại nêu trên trong kho còn lưu giữ một số loại tài liệu khác như: Tài liệu nguyên san, nguyệt san, tài liệu.
Các tài liệu tại đây chủ yếu là những tài liệu được lưu trữ ở dạng giấy, được lưu trữ trên các giá hợp kim chống rỉ. Tuy nhiên với thời tiết cũng như khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, liệu việc bảo quản tài liệu sẽ được bao lâu? Ngoài ra một vấn đề khác đó là việc chia sẻ, truy xuất, tìm kiếm tài liệu sẽ khó khăn hơn so với tài liệu dạng số. Với số lượng tài liệu không ngừng tăng lên, không gian lưu trữ cũng hẹp đi... yêu cầu đặt ra ngay lúc này đó là chuyển những tài liệu này sang dạng số để giải quyết những khó khăn trên.
Số hóa tài liệu tới nay không còn là công việc xa lạ, đây còn là một công tác cấp bách để đẩy mạnh xây dựng một đất nước hiện đại, một quốc gia hùng cường. Việc áp dụng những thành tựu hiện đại của công nghệ vào quá trình số hóa là vô cùng cần thiết. Những thiết bị số hóa tự động, thông minh, chuyên dụng sẽ giúp công tác số hóa đạt được hiệu quả cao nhất.
Hiện nay DigiIT Vietnam vẫn đã và đang là đơn vị tiên phong trong công tác số hóa tài liệu với việc cung cấp những thiết bị hàng đầu về số hóa tài liệu đến từ: Đức, Áo, Trung Quốc,.. Để được tư vấn dòng máy quét phù hợp với trình trạng tài liệu của đơn vị vui lòng liên hệ để được tư vấn sớm nhất!
Nguồn tham khảo: https://luutru.gov.vn/tong-quan-ve-kho-tu-lieu-khi-tuong-thuy-van-279-vtlt.htm
Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ: CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP SỐ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN DIGIIT
Trụ sở: Số 114 ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Website: http://digiit.vn | https://thietbisohoa.vn
Hotline: 0833923603